Có 2 kết quả:
三牲 tam sinh • 三生 tam sinh
Từ điển trích dẫn
1. Ba con vật giết đi để tế thần, gồm bò, dê và heo (“ngưu, dương, thỉ” 牛, 羊, 豕).
2. Tục gọi gà, cá và heo là “tam sinh” 三牲 (“kê, ngư, thỉ” 雞, 魚, 豕).
2. Tục gọi gà, cá và heo là “tam sinh” 三牲 (“kê, ngư, thỉ” 雞, 魚, 豕).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Ba con vật giết đi để tế thần, gồm trâu dê và lợn.
Bình luận 0
Từ điển trích dẫn
1. Ba đời sống, ba kiếp sống.
2. Kiếp sống trước, hiện tại và tương lai.
3. Ba cấp bậc chính trong thời gian thực hiện Phật quả: (1) Phát nguyện, quyết định trở thành một Phật-đà; (2) Tu tập và tích lũy công đức; (3) Chứng ngộ Phật quả, thành Phật.
4. Ba cấp bậc (cuộc sống) được dạy trong tông Thiên Thai, cơ bản cũng như ba cấp bậc trước đây: (1) “Chủng” 種, cũng gọi là “Phát tâm” 發心; (2) “Thục” 熟, chín muồi, có thể gọi là “Tu hành” 修行; (3) “Giải thoát” 解脱.
5. Ba cuộc sống theo Hoa Nghiêm tông: (1) “Kiến văn sanh” 見聞生, thấy và nghe Phật thuyết pháp trong kiếp sống trước đây; (2) “Giải hành sanh” 解行生, nghĩa là tu tập đạt giải thoát đời nay; (3) “Chứng nhập sanh” 證入生, tức là chứng ngộ và nhập đạo trong cuộc đời tương lai.
2. Kiếp sống trước, hiện tại và tương lai.
3. Ba cấp bậc chính trong thời gian thực hiện Phật quả: (1) Phát nguyện, quyết định trở thành một Phật-đà; (2) Tu tập và tích lũy công đức; (3) Chứng ngộ Phật quả, thành Phật.
4. Ba cấp bậc (cuộc sống) được dạy trong tông Thiên Thai, cơ bản cũng như ba cấp bậc trước đây: (1) “Chủng” 種, cũng gọi là “Phát tâm” 發心; (2) “Thục” 熟, chín muồi, có thể gọi là “Tu hành” 修行; (3) “Giải thoát” 解脱.
5. Ba cuộc sống theo Hoa Nghiêm tông: (1) “Kiến văn sanh” 見聞生, thấy và nghe Phật thuyết pháp trong kiếp sống trước đây; (2) “Giải hành sanh” 解行生, nghĩa là tu tập đạt giải thoát đời nay; (3) “Chứng nhập sanh” 證入生, tức là chứng ngộ và nhập đạo trong cuộc đời tương lai.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tiếng nhà Phật, chỉ ba kiếp sống để trả cho hết duyên nợ.
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0